Tôi rất tin nhưng tôi nói chẳng ai tin.
Có nhiều lý do để người khác không tin Bạn: 1. Bạn nói rằng Bạn tin nhưng đó mới là "tạm tin" chứ chưa thật sự tin. Bạn chưa dùng sản phẩm, thậm chí không dám cho người nhà dùng và không chịu học hỏi, tham gia các khoá đào tạo của hệ thống, không có kiến thức công việc vì vậy chẳng ai tin Bạn. Tôi biết có nhiều người nói ngọng, nói lắp bắp tức là chẳng hề có khiếu nói nhưng ai cũng tin họ bởi vì họ đã dùng sản phẩm có kết quả. 2. Bạn vượt quá giới hạn "ngỏ lời mời" và "cho thông tin". Đây là lỗi thường xuyên bị vấp của những người mới. Cho dù bạn rất thành đạt trong việc khác, bạn của Bạn chỉ tin Bạn và tin vào công việc cũ của Bạn chứ không hề tin vào công việc mới này. 3. Bạn tiếp xúc người mới với tư cách không nhã nhặn, tác phong không đàng hoàng hoặc Bạn mời đến chỗ làm việc của Bạn để nói về doanh nghiệp nhưng căn phòng của Bạn luộm thuộm, bừa bãi. Không ai nhìn thấy công ty ngay từ đầu, họ chỉ nhìn thấy Bạn. Nếu Bạn không biết "bán bản thân" của Bạn với giá cao thì sẽ chẳng ai tin Bạn. 4. Bạn mời khách với "tâm mong cầu". Có nghĩa là Bạn mời với hy vọng là khách sẽ mua hàng và Bạn sẽ có lãi hoặc khách sẽ xây cho Bạn một mạng lưới lớn và Bạn sẽ có tiền từ mạng lưới của họ. Tuy Bạn không nói ra nhưng "tiềm thức giao lưu" làm cho khách cảm nhận được Bạn đang lợi dụng họ và chẳng ai muốn mình bị lợi dụng cả. Muốn được người khách tin, Bạn phải dẹp bỏ "tâm mong cầu" và chỉ tiếp xúc với mọi người với "TÂM GIÚP ĐỠ". Bạn cũng cần phải biết rằng kinh doanh theo mạng là doanh nghiệp thống kê. Lúc đầu Bạn mời có thể không ai đến hoặc có đến cũng không tin Bạn. Dần dần số lượng người theo Bạn ngày càng đông tùy thuộc vào độ chuyên nghiệp của Bạn.
Nghe giới thiệu về sản phẩm và công việc tôi rất thích, nhưng về nhà vừa nói mấy câu thì người nhà tôi phản đối ngay và cho rằng tôi "bị lừa" tôi phải đối phó thế nào?
Bạn đừng buồn rầu vì người nhà của Bạn không hề ghét bỏ gì Bạn mà đang muốn "bảo vệ" Bạn. Tâm lý bảo vệ của người nhà có khi giúp Bạn thoát khỏi những cạm bẫy đời thường, cũng có khi trở thành lực cản, cướp đi những "ước mơ" của Bạn. Tốt nhất Bạn khoan nói khi chưa thật sự hiểu hết công việc hoặc mời người nhà của Bạn đến buổi cho thông tin chứ Bạn đừng tự mình chống chọi với người nhà.
Tôi rất muốn tiếp xúc với thật nhiều người để giúp đỡ họ, nhưng khi gặp người mới tôi có cảm giác không nói nên lời được. Tôi phải làm sao?
Tâm lý sợ hãi là hiện tượng tâm lý phổ biến của mọi người. Tâm lý này bắt nguồn từ bản năng gốc của loài người chúng ta, tổ tiên xa xưa của chúng ta phải sống như động vật, ăn lông ở lỗ. Chính phản xạ sợ hãi này đã giúp động vật thoát khỏi những nguy hiểm của môi trường xung quanh như hỏa hoạn, thú dữ. Con người hiện đại vẫn mang theo nỗi sợ hãi "vật lý" của thời tiền sử. Điều này giúp con người phản ứng nhanh với những nguy hiểm bất ngờ. Ví dụ như khi đang ngồi chơi trong nhà, nghe tin lửa cháy mọi người đều chạy vội ra cửa để thoát thân. Tuy nhiên đối với phương diện xã hội thì "sợ hãi" lại là cản trở sự phát triển của con người. Để làm tốt công việc, Bạn cần phải biết "bán nỗi sợ hãi" đi. Bạn hãy tự tưởng tượng, Bạn ra đường và cho người ăn xin một ngàn đồng, Bạn cho vì thương họ và bạn có cảm thấy sợ hãi không? Chắc chắn là không vì Bạn chỉ giúp họ chứ không cần gì ở họ. Trong doanh nghiệp này cũng vậy, Bạn đến gặp mọi người để cho một thông tin tốt lành mà Bạn đã cảm nhận được, Bạn biết rằng thông tin này sẽ giúp họ, Bạn không mong cầu gì ở họ và khi đó Bạn không còn thấy sợ hãi nữa. Bạn cũng nên thật thà mà nhận xét rằng Bạn sợ hãi vì Bạn sợ bị từ chối. Chính tâm lý sợ từ chối, tức là sợ mất các món lợi như hoa hồng, mạng lưới. khiến Bạn sợ hãi. Dù Bạn cố gắng đẹp tâm mong cầu nhưng trong sâu thẳm ở tiềm thức vẫn còn, Bạn cầu kiên nhẫn tập luyện thường xuyên mới đẹp hoàn toàn tâm mong cầu được.
Tôi sẽ làm việc hăng hái và tôi sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty, Công ty có thễ hỗ trợ cho tôi làm việc được không, chẳng hạn như trả lương, trợ cấp tiền xăng v.v. để tôi yên tâm làm việc?
Tôi ví dụ: Bạn đến gặp nhà xuất bản và nói rằng Bạn chuẩn bị viết tiểu thuyết rất hay, tiểu thuyết này sẽ thu hút hàng triệu độc giả và sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà xuất bản khi nó được tái bản nhiều lần. Bạn chỉ yêu cầu nhà xuất bản trợ cấp giấy bút và tiền cà phê buổi sáng để Bạn yên tâm viết tiểu thuyết. Bạn nghĩ là nhà xuất bản sẽ đồng ý trợ cấp cho Bạn hay không? Hãy tưởng tượng nếu có 1 người lạ đến gặp Bạn và nói yêu cầu của họ như vậy, Bạn là chủ doanh nghiệp, Bạn có đồng ý không?
Tôi hiểu sức mạnh của doanh nghiệp, tôi sẵn sàng đầu tư nhưng tài chính của tôi còn kém. Nếu những người đỡ đầu hỗ trợ cho tôi bằng cách hỗ trợ tài chính, xây dựng trung tâm, mở văn phòng với đầy đủ trang thiết bị, lúc đó tôi chỉ lo tuyển người và đào tạo người mới chứ không phải mất thời gian để kiếm tiền đầu tư nữa, như vậy có phải đôi bên cùng có lợi không?
Một bà mẹ thương con gái chân yếu tay mềm nên nấu ăn dùm, giặt đồ dùm. Khi nào con gái nấu ăn, giặt đồ được? Trong ngôi nhà doanh nghiệp, công ty và những người đỡ đầu là hai mái nhà luôn che chở chúng ta. Những người đỡ đầu không bao giờ bỏ rơi Bạn nhưng Bạn phải nỗ lực tự vượt khó khăn. Bạn không thể nào lớn mạnh được nếu Bạn không tự vươn lên, tự vượt khó. Tôi biết có nhiều người bắt đầu sự nghiệp này bằng hai bàn tay trắng, không tiền, không nhà, không mối quan hệ. Nhưng để thực hiện ước mơ của mình họ vừa làm thêm như rửa chén bát, chay Uber, đi tiếp thị… để kiếm tiền, và vừa làm doanh nghiệp, họ trưởng thành nhanh hơn những người luôn nhận được sự giúp đỡ. Hơn nữa Bạn đâu cần phải mở văn phòng, đầu tư trang thiết bị. Bạn cần đọc tài liệu, sách vở và làm theo những chỉ dẫn trong tài liệu, sách vở và của những người đỡ đầu Bạn.