Làm sao tôi biết được sản phẩm nào chất lượng thật, sản phẩm nào kém nhưng bị đội giá?
Chỉ có người sử dụng mới trả lời được giá tiền mua có phù hợp hay không. Có hai cách để Bạn quyết định nên dùng sản phẩm hay không: • Bạn có lòng tin vào người giới thiệu Bạn hoặc trực tiếp tìm hiểu ở những người đã sử dụng. • Bạn nghiên cứu để hiểu rõ sản phẩm, khi đó Bạn đủ tự tin để dùng thử sản phẩm. Thường rất nhiều người hay quan tâm đến giá cả của sản phẩm, trên thực tế chất lượng và nhu cầu sử dụng sản phẩm quan trọng hơn nhiều.
Tại sao các công ty kinh doanh theo mạng không chịu phát tờ bướm, tờ rơi trong đó ghi rõ thành phần, công thức, giấy đăng ký chất lượng. Như vậy dễ thuyết phục người tiêu dùng hơn không?
Bạn thử tưởng tượng, Bạn vừa bước ra khỏi siêu thị, có người phát cho Bạn tờ bướm, tờ rơi quảng cáo với đầy đủ nội dung như Bạn vừa nêu và còn khẳng định đây là hàng cực tốt, Bạn có chạy ngay đến địa chỉ ghi trong tờ bướm để mua hàng không? Giả sử trong tờ bướm, tờ rơi đó ghi là số lượng sản phẩm hạn chế, chỉ ưu tiên cho ai đến trước, Bạn có chạy ngay đến để "xí chỗ" không? Kinh doanh theo mạng dựa trên giao tiếp giữa con người với con người. Bạn có thể mới gặp người giới thiệu lần đầu tiên, Bạn có thể chưa hề nghe đến sản phẩm đó, nhưng phong thái nói chuyện, tư cách và hưng phấn của người giới thiệu có thể gây cho bạn niềm tin, sự cảm tình và Bạn có thể đồng ý thử ngay sản phẩm. Những tờ bướm, hướng dẫn. chỉ giúp cho bạn 3% ý thức còn giao lưu chính là ở tiềm thức (chiếm đến 97%), mà giao lưu tiềm thức chỉ có trong giao tiếp giữa con người với con người, máy móc, kỹ thuật không làm thay được.
Nhiều công ty kinh doanh theo mạng bán thực phẩm nhưng lại tuyên truyền về tính năng trị bệnh như một loại thuốc. Có phải để lừa đảo người tiêu dùng?
Tâm lý chung hiện nay của hầu hết mọi người là cái gì trị được bệnh đó phải là thuốc. Tôi kể một câu chuyện sau: Trước đây, các thủy thủ đi xa bờ lâu ngày khi về hay bị căn bệnh được gọi là Scorbut. Bệnh này rất nguy hiểm và gây chết người. Năm 1930, một nhà hóa học người Hungary tên là Szent Gyorgyi đã dùng dịch chiết từ quả ớt cựa gà hoặc dùng nước chanh để chữa bệnh Scobut. Rõ ràng chúng ta không thể gọi ớt hoặc chanh là thuốc được. Mỗi một loại cây cỏ có một chất sống riêng, chưa có nhà máy nào tự tổng hợp được. Các chất sống đó hỗ trợ rất nhiều cho việc phòng bệnh và trị bệnh của cơ thể, đặc biệt trong việc chống oxy hóa và ngăn ngừa những bệnh ung thư, tim mạch. Việc sản xuất các loại thực phẩm, được chiết xuất từ các loại cây cỏ đã được dân gian công nhận đang rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Ngoài ra việc cung cấp thường xuyên thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể sẽ giúp cho cơ thể đào thải các chất độc, tự hồi phục dần dần, hệ miễn nhiễm làm việc tốt hơn và cơ thể trở nên khỏe mạnh. Đây là quá trình tự nhiên chứ không có gì phóng đại và việc ngày càng có nhiều công ty sản xuất những loại thức ăn bổ dưỡng là hợp với quy luật phát triển. Ngoài ra, Bộ Y tế nước ta đã có những công văn quy định rõ ràng việc xét chọn loại nào là thực phẩm, thực phẩm chức năng, loại nào là dược phẩm chứ không thể tùy tiện muốn gọi thế nào cũng được.
Khi nghe một số người kể là họ hết bệnh này bệnh nọ một cách khó tin, nhiều bác sĩ có tên tuổi khẳng định là trên lý thuyết không thể có loại thuốc nào lại trị "bá bệnh" như vậy. Có phải các công ty kinh doanh theo mạng muốn bán được hàng thì phải nhờ một số "có mồi" để phóng đại các tác dụng sản phẩm của họ? Đã có một số bài báo phê phán những công ty bán "thần dược" chữa "bá bệnh"!
Đúng là trên thế giới không có loại thuốc trị "bá bệnh". Tuy nhiên cơ thể con người là một bộ máy hoàn hảo, khi bộ máy này làm việc tốt thì nó có thể tự trị mọi loại bệnh tật. Các loại thực phẩm cao cấp của các công ty kinh doanh mạng chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình tự đào thải, tự hồi phục của cơ thể và qua đó giúp cho "bộ máy - cơ thể" làm việc tốt. Khi "bộ máy - cơ thể" làm việc tốt, nó tạo ra nhiều kết quả có vẻ "kỳ lạ", nhưng đó là thực tế. Để kiểm tra xem những lời kể của ai đó là "thật" hay "bịa" không khó, chỉ mất công tìm hiểu một tý, tuy nhiên nhiều người quá tin tưởng vào "kiến thức" của mình đến nỗi vội "phán" ngay là vô lý. Có một câu chuyện tương tự về các nhà "thông thái bảo thủ" như sau: Zénobe Gramme (Dê-nốp Gram) là một nhà kỹ thuật điện người Bỉ có tài ở thế kỷ 19. Xuất thân ông là thợ mộc, vì ham mê sáng chế phát minh mà đến năm đã 30 tuổi ông vẫn quyết tâm bỏ nghề, đi sang thủ đô Pháp để học và nghiên cứu. Sau nhiều năm thí nghiệm, ông đã sáng tạo được một kiểu máy phát điện mới, hoạt động theo nguyên tắc tự kích thích, về sau gọi là máy Gram. Nhưng khi ông đề nghị được trình bày phát minh đó trước một phiên họp của viện Hàn Lâm khoa học Pháp, thì nhiều viện sĩ có tên tuổi kịch liệt phản đối: "Làm gì có chuyện vô lý thế! Không cần đến nam châm vĩnh cửu thì tạo ra dòng điện thế nào được" Cần nói thêm là, lúc bấy giờ điện vẫn còn là điều bí ẩn, và người ta mới chỉ biết tạo ra dòng điện nhờ nam châm vĩnh cửu. Gram bèn mang chiếc máy của mình đến gặp một giáo sư chuyên về điện nhờ xem giúp. Vị giáo sư kiên quyết không xem: "Tôi chẳng cần phải xem, khi tôi đã biết chắc rằng về lý thuyết không thể có chuyện đó được!". Nhưng thực tiễn mạnh hơn lý thuyết. Chỉ ít năm sau máy Gram đã chinh phục được các nhà kỹ thuật điện khắp thế giới và danh tiếng của anh thợ tự học có tài cũng vang xa. Người ta kể rằng, sau này khi lý thuyết về điện đã phát triển sâu hơn và trong một buổi nghe giới thiệu những cơ sở toán học với rất nhiều dấu tích phân của chiếc máy điện tự kích thích. Zénobe Gramme đã cười và nói những người ngồi bên: - Nếu trước đây tôi cứ đắm đuối trong những mớ "cỏ ngỗng" (chỉ những dấu tích phân) này, thì có lẽ đến bây giờ chiếc máy phát điện của tôi vẫn chưa ra đời được! Vậy đó, tôi dám khẳng định rằng những người phê phán sản phẩm hoặc ngành kinh doanh theo mạng là những người chưa hề dùng sản phẩm hoặc chưa hề tìm hiểu, nghiên cứu về kinh doanh theo mạng một cách nghiêm túc.
Dù sao đã có bài báo dẫn chứng cụ thể về ông A, bà B nào đó tuyên truyền thuốc bá bệnh, lừa người tiêu dùng. Không thể nói tác giả bài báo nói bậy được.
Bạn mua bia Heineken về uống và mua phải bia giả. Bạn có viết đơn lên tòa soạn tố cáo hãng bia Heineken lừa bạn không? Chắc chắn Bạn hiểu là hãng bia Heineken không có lỗi mà do một kẻ lừa đảo nào đó đã làm giả đem bán cho Bạn. Cũng vậy, sau khi ký hợp đồng Bạn chỉ là khách hàng thường xuyên của công ty, trong các điều khoản hợp đồng bao giờ cũng ghi rõ Bạn không phải là nhân viên của công ty, Bạn phải nói đúng về tính năng, tác dụng của sản phẩm và Bạn chỉ mua đủ dùng chứ không được biến nhà Bạn thành kho hàng. Tuy nhiên vẫn có ông A, bà B nào đó tự xưng là nhân viên của công ty hoặc cố tình nói sai tác dụng của sản phẩm để lừa người tiêu dùng. Nên lên án chính ông A, bà B nào đó chứ không nên lên án công ty. Cần đánh giá, xem xét kỹ vấn đề trước khi lên án.